Tiêu xương ổ răng là bệnh gì? Có nguyên nhân từ đâu? Hậu quả ra sao và khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tiêu xương ổ răng là sự suy giảm của xương hàm xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Chân răng được xương hàm bao bọc và nâng đỡ, răng xảy ra vấn đề thì xương mới bị tiêu đi. Xương hàm tiêu ảnh hưởng tới hàm răng và cả khuôn mặt nên nó có những ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ hàm răng, khuôn mặt và sức khỏe.
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng là:
- Răng bị mất: Khi một chiếc răng bị mất cả phần thân và chân răng sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm và cả trong xương răng; khoảng trống mà chân răng để lại trong xương răng sẽ khiến cho xương bị sụt và tiêu thấp xuống (do áp lực nhai không còn). Sự tiêu xương này sẽ nghiêm trọng dần theo thời gian.
- Viêm lợi (nướu): Lợi là tổ chức bao quanh răng và xương hàm, bảo vệ cố định cho răng. Ban đầu lợi bị viêm, gây tụt lợi, hở chân răng. Lâu ngày, dây chằng và các mô tế bào bị phá hủy sẽ làm răng lung lay; khi viêm lan vào xương sẽ bị viêm xương và tiêu xương ổ răng xảy ra; khiến cho răng không còn chỗ dựa nữa sẽ mất sớm.
- Bệnh viêm tủy, viêm chân răng nếu không được điều trị thích hợp có thể khiến vi khuẩn phát triển thành ổ mủ dưới chân răng, khiến cho vùng xương ổ xung quanh dần bị tiêu đi.
+ Xô lệch răng: Khi răng mất đi, răng bị tiêu xương thì chân răng không còn điểm tựa dẫn đến xô lệch vào chỗ răng mất, gây nên tình trạng khấp khểnh toàn hàm rất mất thẩm mỹ.
+ Sai lệch khớp cắn và giảm khả năng ăn nhai: Một khớp cắn hoàn chỉnh cần đảm bảo xương hàm không tiêu lõm và các răng mọc đúng vị trí trên cung hàm. Khi xương hàm bị tiêu biến có nghĩa là các răng sẽ bị xô lệch đi, khi đó việc sai lệch khớp cắn là tất yếu, dẫn đến những khó khăn trong ăn nhai.
+ Gây mất thẩm mỹ: Răng và hàm là hai yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt, khi răng bị xô lệch, hàm bị tiêu xương có thể gây ra những biến dạng trên khuôn mặt như bị hóp, cơ mặt bị chùng xuống phần xương bị tiêu và khuôn mặt trở nên già nua hơn.
- Cấy ghép xương hàm: Phẫu thuật lấy mô xương sinh lý (có thể lấy ở một chỗ khác trên cơ thể) dùng để đắp-lấp vào khoảng trống trên xương hàm làm cho xương hàm dày lên, mật độ xương giống những chỗ khác. Lúc này thì phần xương bị tiêu được khôi phục.
- Có thể kết hợp cấy ghép xương hàm với trồng răng implant sẽ khắc phục được tiêu xương, mất răng, khôi phục lại ăn nhai bình thường và cho hàm răng đẹp hơn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không để bị viêm lợi, sâu răng và các bệnh răng miệng khác để tránh tình trạng tiêu xương và mất răng.
- Khi bị các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm chân răng, cần điều trị triệt để tránh tình trạng vi khuẩn còn sót lại dẫn đến tiêu xương ổ răng.
- Khi răng vừa mất hoặc lúc điều trị bệnh lý về răng buộc phải nhổ răng thì sẽ tiến hành trồng răng implant để lấp đẩy khoảng trống mà chân răng và chiếc răng mất bỏ lại, tình trạng tiêu xương sẽ được ngăn chặn hoàn toàn.
Xem thêm:
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu
Đảm bảo vô trùng trang thiết bị
Khám và chăm sóc răng miệng của bạn bằng Tâm Tình
Khách hàng luôn được tôn trọng và bảo vệ quyền lợi tốt nhất.
"Nếu răng bạn bị chỉ định nhổ bỏ Hãy để bác sỹ chúng tôi điều trị mà không phải nhổ"
Nha Khoa MIKUNI: Tòa tây 8001, tầng 8, Lotte Center, 54 Liễu Giai - ĐT 024 73 006 4800