Sâu răng là gì?
Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc và tấn công cấu trúc răng làm bong lớp bề mặt cứng bảo vệ bên ngoài của răng (men răng). Sau đó vi khuẩn bám vào bề mặt và tấn công răng tạo thành những lỗ thủng trên răng.
Sâu răng không xuất hiện đột ngột mà âm thầm diễn ra từ năm này sang năm khác, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu, bạn sẽ không có bất cứ cảm giác gì nhưng đến khi bị nặng, các cơn đau sẽ đến một cách dữ dội buộc bạn phải nhờ tới sự trợ giúp của nha sĩ.
Sự hình thành sâu răng
Mảng bám hình thành từ nước bọt, do lớp men carbohydrase hay men neraminidase tác động trong nước bọt làm nó kết tủa lại ở bề mặt răng, tạo nên lớp màng vi khuẩn, từ đó xuất hiện vi khuẩn phát triển, sau 14 ngày thì có thể gây bệnh, bám ở các vị trí trên lợi và mảng bám dưới lợi.
Khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm có đường và tinh bột ( kẹo, nước ngọt, bánh, sữa,...), chủng vi khuẩn gây sâu răng sẽ sử dụng đường làm nguồn năng lượng và tạo ra các loại axit tấn công men răng. hòa tan hoặc khử khoáng men răng từ đó sẽ hình thành các lỗ sâu.
Ngoài ra, sự chủ quan của bạn khi răng mới chớm sâu cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hậu quả của sâu răng
Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian, Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng.
Sâu răng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách còn ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ.
Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.
Điều trị sâu răng
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau đó hàn trám lỗ sâu răng là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng. Khi hàn sử dụng chất liệu hàn trám để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng nhằm ngăn chặn hậu sâu răng nặng hơn hoặc hậu quả của sâu răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.
Phòng bệnh sâu răng
Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
Hạn chế ăn thức ngọt nhiều đường, ăn nhiều chất xơ.
Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng sau khi ăn.
Bố mẹ cho bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp nữa nhé!
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu
Đảm bảo vô trùng trang thiết bị
Khám và chăm sóc răng miệng của bạn bằng Tâm Tình
Khách hàng luôn được tôn trọng và bảo vệ quyền lợi tốt nhất.
"Nếu răng bạn bị chỉ định nhổ bỏ Hãy để bác sỹ chúng tôi điều trị mà không phải nhổ"
Nha Khoa MIKUNI: Tòa tây 8001, tầng 8, Lotte Center, 54 Liễu Giai - ĐT 024 73 006 4800